0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • Hà Nội
    • Trụ sở: Số 37 Ngõ 12, Tổ DP số 3 P. Đức Thắng - Q. Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội
    • Văn Phòng: Số 147 Phạm Văn Đồng - Q. Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội.
    • Kho Xưởng: Đông Anh - Hà Nội.
    • Nhà Máy: Hòa Bình
    • Điện thoại: 0946868828
    • Google Map Chỉ đường:
      địa chỉ 143 Phạm Văn Đồng

      GOOGLE MAP DẪN ĐƯỜNG

  • Hải Phòng
    • Địa chỉ :  Nguyễn Trãi - Ngô Quyền Hải Phòng
    • Điện thoại: 0813117311
  • Quảng Ninh
    • Địa chỉ : SN 02 đường Trần Anh Tông, Phương Đông, Uông Bí, Quảng Ninh
    • Điện thoại: 0974804272
  • Thái Nguyên
    • Địa chỉ     : TDP Xuân Thành - P. Cái Đan - TP Thái Nguyên
    • Điện thoại: 0946868828
  • Ninh Bình
    • Địa chỉ     : 51 Đ. Nguyễn Bặc, Ninh Khánh, Ninh Bình
    • Điện thoại: 0931140505
  • Nghệ An
    • Địa chỉ     : BT Liền kề 14, đường 72m, TP Vinh, Nghệ An
    • Điện thoại; 0931140505
  • Đà Nẵng
    • Địa chỉ: Số 267, Lê Văn Hiến, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
    • Điện thoại: 0946868828
  • TP HCM
    • Địa chỉ: Số 90 Đường số 13, P. Phước Bình, Quận 9, TPHCM

    • Điện thoại: 0915066236 

    • Bạn Click vào Google Map Chỉ đường:
    Sàn gỗ toàn thắng

    Số 90 Đường số 13, P. Phước Bình, Quận 9, TPHCM

Sàn Gỗ Ngoài Trời Có Bền Không?

Sàn gỗ ngoài trời là loại vật liệu lát sàn phổ biến. Nó được sử dụng cho khu vực sân vườn, hồ bơi, ban công,… Nhìn chung, sàn gỗ ngoài trời có nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm cần cân nhắc trước khi lựa chọn. Bìa viết này sẽ cho bạn thông tin hữu ích về sàn gỗ ngoài trời.

Sàn gỗ ngoài trời là gì?

Sàn gỗ ngoài trời là loại vật liệu lát sàn được đặc biệt. Loại sàn này được sản xuất với những đặc điểm chuyên dụng dành cho khu vực ngoài trời như sân vườn, hồ bơi, ban công, khu vực giếng trời.

Sàn gỗ ngoài trời được sử dụng phổ biến trong các không gian ngoài trời. Loại sàn này mang đến cho không gian thiết kế ấn tượng, hiện đại cùng với đó là ưu điểm về khả năng chống nước và độ bền tuyệt vời.

Điểm khác của sàn gỗ ngoài trời so với sàn gỗ thông thường.

1.Khả năng chịu nước.

  • Sàn gỗ ngoài trời: Được sản xuất với khả năng chống thấm nước tốt. Loại sàn này không bị cong vênh, co ngót khi tiếp xúc với nước hay thay đổi nhiệt độ. Phù hợp cho khu vực ngoài trời thường xuyên chịu tác động của thời tiết, của nước.
  • Sàn gỗ thông thường: Không có khả năng chống nước, dễ bị cong vênh, co ngót khi tiếp xúc với nước. Điều này dễ dẫn đến hư hỏng. Chỉ sử dụng cho khu vực trong nhà, ít ẩm ướt, ít chịu tác động thời tiết.
Sàn gỗ ngoài tròi chống nước.

Sàn gỗ ngoài trời chống nước.

  >>Xem thêm: Sàn gỗ công nghiệp chống nước.

2.Chống mối mọt, côn trùng.

  • Sàn gỗ ngoài trời: Được xử lý qua quy trình tẩm sấy và phủ lớp bảo vệ đặc biệt. Điều này giúp chống mối mọt, côn trùng xâm hại.
  • Sàn gỗ thông thường: Dễ bị mối mọt, côn trùng tấn công, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt.

3.Chịu nhiệt.

  • Sàn gỗ ngoài trời: Chịu nhiệt tốt, không bị co ngót hay cong vênh khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hay ánh nắng mặt trời. Sử dụng được ở những khu vực có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
  • Sàn gỗ thông thường: Không chịu được nhiệt độ cao, dễ bị phai màu, cong vênh khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp.

4.Chống trơn trượt.

  • Sàn gỗ ngoài trời: Bề mặt có độ bám tốt, chống trơn trượt. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em và người già.
  • Sàn gỗ thông thường: Bề mặt trơn trượt, đặc biệt khi ướt, khi sử dụng tiềm ẩn nguy cơ té ngã.

5.Thẩm mỹ.

  • Sàn gỗ ngoài trời: Mang đến vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng cho các không gian ngoại thất. Các vân gỗ tinh tế cùng màu sắc đa dạng phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc, nhiều thiết kế khác nhau.
  • Sàn gỗ thông thường: Mang vẻ đẹp đơn giản, mộc mạc, phù hợp với không gian nội thất. Loại sàn gỗ này phù hợp với các không gian nội thất sang trọng và hiện đại.

6.Giá thành.

  • Sàn gỗ ngoài trời: Giá thành cao hơn so với sàn gỗ thông thường. Điều này do được sử dụng vật liệu và quy trình sản xuất chuyên dụng.
  • Sàn gỗ thông thường: Giá thành rẻ hơn.

  >>Xem thêm: Sàn gỗ ngoài trời giá rẻ.

Những công trình nên sử dụng sàn gỗ ngoài trời.

Sàn gỗ ngoài trời với những ưu điểm nổi bật như tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt, an toàn khi sử dụng,… Đây là lựa chọn lý tưởng cho nhiều công trình ngoại thất.

1.Sân vườn.

  • Sàn gỗ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, ấm cúng cho khu vực sân vườn. Điều này giúp tạo nên không gian thư giãn tuyệt vời cho gia đình.
  • Khả năng chống nước, chống mối mọt, côn trùng của sàn gỗ. Từ đó giúp bảo vệ sàn khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường ngoài trời, đảm bảo độ bền đẹp theo thời gian.
  • Bề mặt sàn gỗ có độ bám tốt, chống trơn trượt, an toàn cho người sử dụng. Điều này đặc biệt phù hợp với trẻ em và người già khi vui chơi trong vườn.

2.Hồ bơi.

  • Sàn gỗ xung quanh hồ bơi. Từ đó tạo điểm nhấn sang trọng, đẳng cấp cho khu vực này.
  • Sàn gỗ với khả năng chống trượt đảm bảo an toàn khi lắp cạnh hồ bơi.
  • Vật liệu gỗ giúp điều hòa nhiệt độ tốt. Điều này tạo cảm giác mát mẻ khi di chuyển bằng chân trần.

3.Ban công.

  • Sàn gỗ ngoài trời biến ban công thành không gian thư giãn lý tưởng. Biến nơi đây thành nơi bạn có thể ngắm cảnh, đọc sách hoặc trò chuyện cùng bạn bè.
  • Sàn gỗ mang đến vẻ đẹp ấm cúng, vẻ đẹp gần gũi với thiên nhiên cho khu vực ban công.
  • Khả năng chống nước, chống mối mọt, côn trùng của sàn gỗ giúp bảo vệ sàn khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường ngoài trời. Điều này đảm bảo độ bền đẹp theo thời gian.

4.Khu vực giếng trời.

  • Sàn gỗ giúp che chắn, bảo vệ khu vực giếng trời khỏi tác động của thời tiết.
  • Vật liệu gỗ giúp điều hòa nhiệt độ tốt. Đồng thời tạo cảm giác thông thoáng cho khu vực giếng trời.
  • Sàn gỗ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên cho khu vực giếng trời.

5.Lối đi, đường dạo trong vườn.

  • Sàn gỗ tạo lối đi, đường dạo đẹp mắt. Cùng với đó là an toàn và thoải mái trong khu vườn.
  • Khả năng chống nước và chống mối mọt đảm bảo độ bền cùng khả năng chống nước tốt. Điều này hữu ích cho công trình khi sử dụng lâu dài.
  • Bề mặt sàn gỗ có độ bám tốt, chống trơn trượt. Từ đó tạo cảm giác an toàn cho người sử dụng khi di chuyển.

Một số dòng sàn gỗ ngoài trời phổ biến.

1.Sàn gỗ ngoài trời tự nhiên.

  • Ưu điểm:
    • Vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng, ấm cúng.
    • Độ bền cao, chịu nước, chống mối mọt, côn trùng tốt.
    • An toàn khi sử dụng, chống trơn trượt.
    • Có thể tái chế, thân thiện với môi trường.
  • Nhược điểm:
    • Giá thành cao.
    • Cần bảo dưỡng định kỳ.
    • Dễ bị bám bẩn, nấm mốc.
Sàn gỗ ngoài trời tự nhiên.

Sàn gỗ ngoài trời tự nhiên.

2.Sàn gỗ nhựa composite.

  • Ưu điểm:
    • Giá thành rẻ hơn so với sàn gỗ tự nhiên.
    • Chịu nước tốt, không bị cong vênh, co ngót.
    • Chống mối mọt, côn trùng, nấm mốc.
    • Dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng.
    • Có nhiều màu sắc, mẫu mã đa dạng.
  • Nhược điểm:
    • Không có vẻ đẹp tự nhiên như sàn gỗ tự nhiên.
    • Khả năng chịu nhiệt kém hơn so với sàn gỗ tự nhiên.
    • Có thể bị phai màu dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.

3.Sàn gỗ tre.

  • Ưu điểm:
    • Thân thiện với môi trường, nguồn nguyên liệu tái tạo.
    • Chịu nước tốt, không bị cong vênh, co ngót.
    • Chống mối mọt, côn trùng, nấm mốc.
    • Độ cứng cao, chịu lực tốt.
  • Nhược điểm:
    • Giá thành cao hơn so với các loại sàn gỗ khác.
    • Cần bảo dưỡng định kỳ.
    • Dễ bị bám bẩn, nấm mốc.

4.Sàn gỗ Accoya.

  • Ưu điểm:
    • Độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lên đến 50 năm.
    • Chịu nước tốt, không bị cong vênh, co ngót.
    • Chống mối mọt, côn trùng, nấm mốc.
    • Ít bị bám bẩn, dễ dàng vệ sinh.
  • Nhược điểm:
    • Giá thành cao nhất trong các loại sàn gỗ.
    • Ít màu sắc, mẫu mã đa dạng.

Thi công sàn gỗ ngoài trời.

1.Chuẩn bị mặt bằng.

  • Xử lý nền móng:

    • Mặt bằng cần bằng phẳng, sạch sẽ đồng thời có độ dốc nhẹ (khoảng 2%). Điều này nhằm để giúp để thoát nước tốt.
    • Đổ bê tông hoặc trải lớp cát dày khoảng 5cm. Điều này giúp tạo nền móng vững chắc.
    • Đảm bảo nền móng có độ phẳng và độ dốc chính xác. Từ đó tránh tình trạng sàn gỗ bị cong vênh sau khi thi công.
  • Lắp đặt hệ thống khung xương:

    • Khung xương có thể được làm bằng gỗ, thép hoặc nhôm. Tùy thuộc vào diện tích và yêu cầu chịu tải của sàn.
    • Lựa chọn kích thước khung xương phù hợp với loại sàn gỗ sử dụng. Đồng thời khoảng cách giữa các thanh khung xương thường từ 30cm đến 60cm.
    • Cố định khung xương chắc chắn vào nền móng bằng đinh vít, bu lông hoặc keo chuyên dụng.

2.Lắp đặt thanh đà.

  • Thanh đà là những thanh gỗ, nhựa hoặc kim loại. Các thanh này được đặt song song với nhau trên khung xương, tạo nền đỡ cho tấm ván sàn.
  • Khoảng cách giữa các thanh đà phụ thuộc vào loại sàn gỗ sử dụng. Thông thường khoảng cách này từ 30cm đến 60cm.
  • Cố định các thanh đà vào khung xương bằng đinh vít, bu lông hoặc keo chuyên dụng.
  • Đảm bảo các thanh đà được lắp đặt thẳng hàng, bằng phẳng cùng với đó là có khoảng cách đều nhau.

3.Lắp đặt tấm ván sàn gỗ ngoài trời.

  • Bắt đầu lắp đặt tấm ván sàn từ góc khuất của khu vực thi công.
  • Sử dụng các khớp nối chuyên dụng để nối các tấm ván sàn với nhau.
  • Cố định tấm ván sàn vào khung xương và thanh đà bằng đinh vít, keo hoặc đinh ghim chuyên dụng.
  • Đảm bảo các tấm ván sàn được lắp đặt khít nhau, không có khe hở và tạo mặt phẳng bằng phẳng cho sàn.

4.Hoàn thiện.

  • Cắt bỏ phần ván sàn thừa cùng đó là chà nhám các mép ván cho bằng phẳng.
  • Bả keo hoặc silicone vào các khe hở giữa các tấm ván sàn. Điều này để đảm bảo kín nước.
  • Sơn hoặc phủ dầu bảo vệ cho sàn gỗ để tăng độ bền và tính thẩm mỹ.
    • Lựa chọn loại sơn hoặc dầu bảo vệ phù hợp với loại sàn gỗ và điều kiện sử dụng.
    • Thi công sơn hoặc dầu bảo vệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Lưu ý khi lựa chọn sàn gỗ ngoài trời cho công trình.

1.Khí hậu và môi trường sử dụng.

  • Khí hậu:
    • Nếu khu vực thi công có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, bạn nên chọn loại sàn gỗ có khả năng chịu nước tốt. Cùng với đó là khả năng chống mối mọt, côn trùng và nấm mốc.
    • Nếu khu vực thi công có khí hậu hanh khô, nắng nóng, bạn nên chọn loại sàn gỗ có khả năng chịu nhiệt tốt. Điều này giúp sàn không bị cong vênh, co ngót.
  • Môi trường sử dụng:
    • Nếu sàn gỗ được sử dụng cho khu vực có lưu lượng người qua lại cao như hồ bơi, quán cà phê ngoài trời, bạn nên chọn loại sàn gỗ có độ cứng cao. Loại sàn này giúp chịu lực tốt và chống trơn trượt.
    • Nếu sàn gỗ được sử dụng cho khu vực ít người qua lại như ban công, sân vườn, bạn có thể chọn loại sàn gỗ có độ cứng vừa phải. Điều này giúp tiết kiệm chi phí.

2.Màu sắc và mẫu mã sàn gỗ ngoài trời.

  • Lựa chọn màu sắc và mẫu mã sàn gỗ phù hợp với phong cách kiến trúc, nội thất của công trình.
  • Nên chọn màu sắc sáng cho những khu vực thiếu ánh sáng, màu sắc tối cho những khu vực có nhiều ánh sáng.
  • Có thể kết hợp nhiều màu sắc và mẫu mã sàn gỗ khác nhau nhằm để tạo điểm nhấn cho công trình.
Sàn gỗ ngoài trời màu đẹp.

Sàn gỗ ngoài trời màu đẹp.

Korifuniture tổng kết về sàn gỗ ngoài trời.

Sàn gỗ ngoài trời là sản phẩm được sử dụng trong nhiều công trình. Loại sàn này có nhiều ưu điểm vượt trội so với sàn gỗ thông thường. Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý để chọn được sản phẩm phù hợp cho thiết kế.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào xin vui lòng để lại câu hỏi dưới Comment để Korifurniture có thể trả lời cho câu hỏi của bạn.

0 Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ được chúng tôi bảo mật

Bài viết liên quan